Bối cảnh Trận Corregidor (1945)

Corregidor thất thủ

Bài chi tiết: Trận Corregidor

Người Nhật bắt đầu mở cuộc tấn công vào Corregidor bằng một cuộc không kích trong ngày 29 tháng 12 năm 1941, vài ngày sau khi Tướng Douglas MacArthur dời trụ sở của ông tới đây, nhưng hỏa lực giáng xuống nặng nề trong suốt cuộc vây hãm xuất phát từ các khẩu pháo đặt ở tỉnh Cavite gần đó và sau là từ Bataan. Khi người lính Hoa Kỳ và Philippines cuối cùng trên bán đảo đầu hàng vào ngày 9 tháng 4 năm 1942, quân Nhật đã có khả năng tấn công bằng pháo binh một cách áp đảo mục tiêu và loại bỏ mọi vị trí phòng thủ vốn đã cũ kỹ tại đây.

Mạng lưới đường hầm chạy xuyên suốt các ngọn đồi trên đảo tăng cường lợi thế của quân du kích phòng thủ tại đây, nhưng phần lớn các hoạt động phòng thủ lại được thực hiện trong tầm quan sát của quân địch. Ngày 4 tháng 5, nhiều ụ súng của quân phòng thủ đã bị tiêu diệt và nguồn nước ngày càng khan hiếm, trong khi con số thương vong tăng nhanh. Hỏa lực mạnh từ phía quân Nhật dự báo trước một cuộc đổ bộ của họ, tuy nhiên ngay sau đó họ bị bất ngờ trước sự kháng cự mạnh mẽ của quân phòng thủ, khi quân Nhật bị mất hai phần ba số phương tiện đổ bộ và mất 900 người cùng với 1.200 người bị thương, so với con số thương vong của Hoa Kỳ là 800 người chết và 1000 người bị thương.

Chiến lược tái chiếm Corregidor

Mặc dù vào năm 1945, Corregedor không còn ý nghĩa quan trọng về mặt phòng thủ đối với người Nhật như khi mà hòn đảo này còn nằm trong tay người Mỹ trước đây vào đầu năm 1942, tuy nhiên nơi này vẫn là một vị trí chủ chốt trên lối vào vịnh Manila. Do đó, những người lên kết hoạch của Hoa Kỳ đã lập một kế hoạch cho một cuộc tấn công riêng tại đây.

Chiến lược của Tướng MacArthur là thực hiện cuộc tấn công hỗn hợp bao gồm đổ bộ và xâm nhập từ trên không—đây là một trong những sự điều động phối hợp khó khăn nhất trong các thao diễn quân sự hiện đại—nhằm chiếm lại đảo. Mặc dù chiến lược hành động này đã được thực hiện và cho thấy kết quả tốt tại cuộc Luzon, trong đó giai đoạn sử dụng không quân mang nhiều rủi ro. Vì lý do hòn đảo này nhỏ, với diện tích chỉ hơn năm dặm vuông, và mang hình dáng con nòng nọc khiến cho bất kỳ cuộc thả dù nào cũng trở nên khó khăn.

Phần phức tạp nhất của cuộc tấn công là các lính dù cần phải đáp xuống ngọn đồi mang tên Topside, vốn chủ yếu tạo nên đặc tính địa hình của đảo. Ban tham mưu của tướng MacArthur bác bỏ đề xuất tiếp cận ngọn đồi này, nhưng mặt khác, người Mỹ lại chỉ có ít cơ hội chọn lựa. Từ đồi Topside, người Nhật có thể bao quát tất cả những khu vực đổ bộ có tiềm năng. Giả thuyết mà những người đề xuất đưa ra là cho rằng quân Nhật chắc chắn sẽ không sẵn sàng cho một cuộc xâm nhập bất ngờ từ trên không vào một mục tiêu ít có khả năng bị tấn công đầu tiên nhất.

Nhiệm vụ đánh chiếm hòn đảo được giao cho Trung đoàn Bộ binh Dù 503 do Trung tá George M. Jones và những đơn vị thuộc Sư đoàn Bộ binh 24 do Thiếu tướng Roscoe B. Woodruff, những đơn vị này trước đó đã thực thi nhiệm vụ tại đảo Mindoro.